Giá trị giao dịch trên ba sàn chứng khoán hôm nay đạt gần 24.000 tỷ đồng. Dòng tiền tham gia trên sàn vẫn duy trì ở mức cao, tiếp tục hỗ trợ đà tăng trong 5 phiên liên tiếp vừa qua.
Sau 4 phiên liên tiếp tăng trưởng, thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến giằng co vào phiên sáng 12/3, với sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu. Tâm lý nhà đầu tư vẫn tích cực, giúp chỉ số mở cửa ở mức tăng trưởng. Tuy nhiên, áp lực chốt lời nhanh chóng xuất hiện khi VN-Index chạm ngưỡng kháng cự, khiến đà tăng bị thu hẹp.
Dòng tiền chủ yếu tập trung vào một số cổ phiếu vốn hóa lớn, giúp chỉ số duy trì sắc xanh, mặc dù mức tăng không quá mạnh. Trong khi đó, phần lớn cổ phiếu trên thị trường giao dịch trong trạng thái điều chỉnh nhẹ. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh, tạo áp lực đối với chỉ số chung. Tuy nhiên, lượng bán không tăng đột biến, chủ yếu đến từ việc dòng tiền mua vào suy giảm.
Sang phiên chiều, sự biến động trên thị trường diễn ra mạnh mẽ hơn. Tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn khi áp lực bán gia tăng, đẩy VN-Index có lúc giảm xuống dưới mức tham chiếu. Đáng chú ý, VN30-Index kết thúc phiên trong sắc đỏ. Áp lực bán từ dòng vốn ngoại vẫn lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,87 điểm (0,14%) lên 1.334,41 điểm. VN30-Index giảm 1,18 điểm xuống 1.392,39 điểm. HNX-Index tăng 1,29 điểm (0,54%) lên 241,87 điểm. UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,08%) xuống 99,32 điểm.
Mặc dù số mã giảm giá chiếm ưu thế so với số mã tăng, mức giảm không quá sâu, cho thấy sự cân bằng giữa cung và cầu. Cụ thể, có 359 mã tăng, trong khi 395 mã giảm và 828 mã đứng giá/không giao dịch. Toàn thị trường ghi nhận 19 mã tăng trần và 9 mã giảm sàn.
Tâm điểm của thị trường hôm nay tập trung vào ba cổ phiếu lớn, bao gồm VCB, VHM và VIC. VCB tăng mạnh 3,1% trong ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức tỷ lệ 49,5%. Số cổ phiếu dự kiến phát hành là gần 2,77 tỷ cổ phiếu. Sau đợt phát hành, số lượng cổ phiếu lưu hành của VCB sẽ đạt gần 8,36 tỷ cổ phiếu, lớn nhất trên toàn sàn. Sự tăng giá của VCB đã đóng góp đáng kể vào việc giữ nhịp cho VN-Index với 2,84 điểm.
Tiếp sau đó, VHM và VIC cũng tăng lần lượt 3,2% và 1,7%. VHM đóng góp 1,51 điểm cho VN-Index, còn VIC đóng góp 0,8 điểm. Ngoài ra, các cổ phiếu như LPB, GAS, VND, VGC... cũng ghi nhận mức tăng giá tích cực.
Dòng cổ phiếu chứng khoán phân hóa mạnh mẽ với nhiều mã như VND tăng đến hơn 5%. Cũng có một số cổ phiếu chứng khoán khác như VIX và SHS cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng, lần lượt tăng 4,2% và 2,7%. Tuy nhiên, sắc xanh không bao phủ toàn bộ ngành chứng khoán, khi các cổ phiếu như FTS, BSI, HCM, MBS... đều chìm trong sắc đỏ. Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai các giải pháp, hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên thị trường mới nổi.
Những cổ phiếu trụ cột như GVR, BID, FPT, HPG, MBB... cũng giảm giá và tạo áp lực lên đà tăng của thị trường chung. BID giảm 1,2% và lấy đi 0,8 điểm của VN-Index, trong khi GVR giảm 1,8%, làm giảm 0,56 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao, với tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 942 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 21.937 tỷ đồng, tăng 2,8% so với phiên trước, trong đó giao dịch khớp lệnh đạt 19.548 tỷ đồng, tăng 3,2%. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM lần lượt đạt 1.334 tỷ đồng và 689 tỷ đồng. Cổ phiếu chứng khoán VIX đạt mức thanh khoản lớn nhất với gần 1.100 tỷ đồng và 87,9 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh, đạt hơn 925 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, mã FPT bị bán ròng mạnh nhất với 298 tỷ đồng. Các cổ phiếu khác như GMD và VCB cũng bị bán ròng lần lượt 120 tỷ đồng và 86 tỷ đồng. Ngược lại, VHM là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với 151 tỷ đồng, cùng với EIB và VIC, lần lượt được mua ròng 113 tỷ đồng và 99 tỷ đồng.
Tác giả : dân chơi 79
Sau 4 phiên liên tiếp tăng trưởng, thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến giằng co vào phiên sáng 12/3, với sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu. Tâm lý nhà đầu tư vẫn tích cực, giúp chỉ số mở cửa ở mức tăng trưởng. Tuy nhiên, áp lực chốt lời nhanh chóng xuất hiện khi VN-Index chạm ngưỡng kháng cự, khiến đà tăng bị thu hẹp.
Dòng tiền chủ yếu tập trung vào một số cổ phiếu vốn hóa lớn, giúp chỉ số duy trì sắc xanh, mặc dù mức tăng không quá mạnh. Trong khi đó, phần lớn cổ phiếu trên thị trường giao dịch trong trạng thái điều chỉnh nhẹ. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh, tạo áp lực đối với chỉ số chung. Tuy nhiên, lượng bán không tăng đột biến, chủ yếu đến từ việc dòng tiền mua vào suy giảm.
Sang phiên chiều, sự biến động trên thị trường diễn ra mạnh mẽ hơn. Tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn khi áp lực bán gia tăng, đẩy VN-Index có lúc giảm xuống dưới mức tham chiếu. Đáng chú ý, VN30-Index kết thúc phiên trong sắc đỏ. Áp lực bán từ dòng vốn ngoại vẫn lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,87 điểm (0,14%) lên 1.334,41 điểm. VN30-Index giảm 1,18 điểm xuống 1.392,39 điểm. HNX-Index tăng 1,29 điểm (0,54%) lên 241,87 điểm. UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,08%) xuống 99,32 điểm.
VCB, VHM, và VIC nâng đỡ thị trường
Mặc dù số mã giảm giá chiếm ưu thế so với số mã tăng, mức giảm không quá sâu, cho thấy sự cân bằng giữa cung và cầu. Cụ thể, có 359 mã tăng, trong khi 395 mã giảm và 828 mã đứng giá/không giao dịch. Toàn thị trường ghi nhận 19 mã tăng trần và 9 mã giảm sàn.
Tâm điểm của thị trường hôm nay tập trung vào ba cổ phiếu lớn, bao gồm VCB, VHM và VIC. VCB tăng mạnh 3,1% trong ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức tỷ lệ 49,5%. Số cổ phiếu dự kiến phát hành là gần 2,77 tỷ cổ phiếu. Sau đợt phát hành, số lượng cổ phiếu lưu hành của VCB sẽ đạt gần 8,36 tỷ cổ phiếu, lớn nhất trên toàn sàn. Sự tăng giá của VCB đã đóng góp đáng kể vào việc giữ nhịp cho VN-Index với 2,84 điểm.
Tiếp sau đó, VHM và VIC cũng tăng lần lượt 3,2% và 1,7%. VHM đóng góp 1,51 điểm cho VN-Index, còn VIC đóng góp 0,8 điểm. Ngoài ra, các cổ phiếu như LPB, GAS, VND, VGC... cũng ghi nhận mức tăng giá tích cực.
Dòng cổ phiếu chứng khoán phân hóa mạnh mẽ với nhiều mã như VND tăng đến hơn 5%. Cũng có một số cổ phiếu chứng khoán khác như VIX và SHS cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng, lần lượt tăng 4,2% và 2,7%. Tuy nhiên, sắc xanh không bao phủ toàn bộ ngành chứng khoán, khi các cổ phiếu như FTS, BSI, HCM, MBS... đều chìm trong sắc đỏ. Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai các giải pháp, hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên thị trường mới nổi.
Những cổ phiếu trụ cột như GVR, BID, FPT, HPG, MBB... cũng giảm giá và tạo áp lực lên đà tăng của thị trường chung. BID giảm 1,2% và lấy đi 0,8 điểm của VN-Index, trong khi GVR giảm 1,8%, làm giảm 0,56 điểm.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng
Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao, với tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 942 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 21.937 tỷ đồng, tăng 2,8% so với phiên trước, trong đó giao dịch khớp lệnh đạt 19.548 tỷ đồng, tăng 3,2%. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM lần lượt đạt 1.334 tỷ đồng và 689 tỷ đồng. Cổ phiếu chứng khoán VIX đạt mức thanh khoản lớn nhất với gần 1.100 tỷ đồng và 87,9 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh, đạt hơn 925 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, mã FPT bị bán ròng mạnh nhất với 298 tỷ đồng. Các cổ phiếu khác như GMD và VCB cũng bị bán ròng lần lượt 120 tỷ đồng và 86 tỷ đồng. Ngược lại, VHM là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với 151 tỷ đồng, cùng với EIB và VIC, lần lượt được mua ròng 113 tỷ đồng và 99 tỷ đồng.
Tác giả : dân chơi 79