Thị trường trong vùng định giá hấp dẫn, kỳ vọng KQKD quý I trở thành chất xúc tác tâm lý 
Sau khi bứt phá vượt mốc 1.240 điểm trong phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đối mặt với áp lực điều chỉnh trong hai phiên kế tiếp, trước làn sóng lo ngại xoay quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. VN-Index từng lùi sát vùng hỗ trợ 1.200 điểm trước khi lực cầu bắt đáy quay trở lại, giúp chỉ số phục hồi nhẹ trong hai phiên cuối tuần.
Kết tuần, VN-Index chốt tại 1.219 điểm, giảm nhẹ hơn 3 điểm so với cuối tuần trước. Việc thị trường điều chỉnh sau nhịp tăng mạnh được giới phân tích đánh giá là cần thiết để hấp thụ lượng cung ngắn hạn và củng cố nền tảng cho xu hướng sắp tới.
Ông Đinh Việt Bách, chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Pinetree, nhận định thị trường giao dịch khá ổn định trong tuần qua, đặc biệt khi những lo ngại về căng thẳng thương mại đã phần nào dịu lại. Trong khi đó, mùa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 cũng đang bắt đầu, tạo nên kỳ vọng mới. Thanh khoản thị trường có phần suy giảm, xoay quanh mức trung bình 20.000 tỷ đồng mỗi phiên, phản ánh tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng. Ngoại trừ giao dịch nổi bật tại một vài mã lớn như Vingroup, áp lực bán ròng từ khối ngoại đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Dòng tiền hiện nay đang có xu hướng chọn lọc và tập trung vào các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, thể hiện sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngành.
Bước sang tuần giao dịch mới, ông Bách cho rằng thị trường có thể tiếp tục trải qua những diễn biến khó lường, đặc biệt trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô toàn cầu vẫn chưa ổn định. Tâm điểm chú ý vẫn là các tuyên bố liên quan đến chính sách thuế của Mỹ, đặc biệt từ phía ông Donald Trump – người đang tạo ra nhiều bất ngờ cho giới đầu tư quốc tế. Những biến động từ chính sách kinh tế của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tạo áp lực lên thị trường trong nước.
Ở trong nước, yếu tố nội tại sẽ đóng vai trò quan trọng hơn khi các doanh nghiệp bắt đầu công bố báo cáo tài chính quý I. Theo ông Bách, dòng tiền sẽ có xu hướng phân hóa mạnh, ưu tiên những mã có kết quả kinh doanh tích cực, đặc biệt là trong các ngành đang được hưởng lợi từ đà phục hồi kinh tế.
Trong tuần trước, nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt thị trường. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục nhờ kỳ vọng cải thiện lợi nhuận và dòng tiền trên thị trường. Tuy nhiên, vùng điểm hiện tại vẫn là khu vực nhạy cảm về mặt tâm lý, nơi mà thông tin tiêu cực có thể gây tác động mạnh, khiến VN-Index dễ rung lắc quanh vùng kháng cự 1.230–1.235 điểm – nơi đang ghi nhận áp lực chốt lời tăng cao.
Chuyên gia từ Pinetree dự báo trong kịch bản tích cực, thị trường có thể kiểm định lại vùng kháng cự 1.265 điểm. Tuy vậy, kịch bản phòng thủ vẫn là xu hướng chính khi thị trường chưa hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng từ các yếu tố bất định. Mốc hỗ trợ gần nhất của VN-Index hiện tại là 1.200 điểm. Trong trường hợp mất mốc này, chỉ số có thể quay về lấp khoảng trống giá quanh vùng 1.170 điểm.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận phân tích vĩ mô của Chứng khoán VNDIRECT, cho rằng thị trường đang dần xác lập vùng cân bằng cung cầu trong biên độ 1.200–1.250 điểm, sau thời gian biến động mạnh. Khi bước vào nửa cuối tháng 4, sự chú ý của nhà đầu tư sẽ dịch chuyển sang mùa công bố kết quả kinh doanh. Với định giá thị trường đang ở vùng hấp dẫn, các doanh nghiệp có kết quả tích cực sẽ trở thành điểm đến chính của dòng tiền đầu tư.
Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng tích cực và mặt bằng lãi suất tiếp tục hạ nhiệt, ngành ngân hàng được kỳ vọng ghi nhận kết quả khả quan trong quý I/2025. Cùng với đó, nhóm ngành tiêu dùng và bán lẻ có thể bật tăng nhờ sức mua nội địa cải thiện và các chính sách hỗ trợ kinh tế từ Chính phủ. Ngoài ra, một số ngành khác như chăn nuôi, thủy sản và điện cũng được kỳ vọng có kết quả kinh doanh khởi sắc.
Về chiến lược đầu tư, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 1.200 điểm để tái cơ cấu danh mục, ưu tiên cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và triển vọng lợi nhuận tích cực trong quý I. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính vẫn cần được hạn chế trong giai đoạn hiện nay, do rủi ro vĩ mô vẫn hiện hữu và thị trường chưa xác lập xu hướng tăng rõ ràng.
Theo nhận định của chuyên gia từ Chứng khoán HSC, VN-Index vẫn có thể đối mặt với các nhịp rung lắc quanh ngưỡng 1.220 điểm. Nếu chỉ số đánh mất mốc hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm, khu vực hỗ trợ kỹ thuật tiếp theo nằm trong khoảng 1.180–1.200 điểm có thể đóng vai trò làm điểm tựa.
Chiến lược hợp lý hiện tại là tập trung vào các cổ phiếu có nội lực tốt, ít chịu ảnh hưởng bởi biến động vĩ mô, đồng thời giữ tỷ trọng hợp lý giữa cổ phiếu và tiền mặt trong danh mục để chủ động ứng phó với biến động thị trường.
Tác giả : Dân Chơi
Sau khi bứt phá vượt mốc 1.240 điểm trong phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đối mặt với áp lực điều chỉnh trong hai phiên kế tiếp, trước làn sóng lo ngại xoay quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. VN-Index từng lùi sát vùng hỗ trợ 1.200 điểm trước khi lực cầu bắt đáy quay trở lại, giúp chỉ số phục hồi nhẹ trong hai phiên cuối tuần.
Kết tuần, VN-Index chốt tại 1.219 điểm, giảm nhẹ hơn 3 điểm so với cuối tuần trước. Việc thị trường điều chỉnh sau nhịp tăng mạnh được giới phân tích đánh giá là cần thiết để hấp thụ lượng cung ngắn hạn và củng cố nền tảng cho xu hướng sắp tới.
Ông Đinh Việt Bách, chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Pinetree, nhận định thị trường giao dịch khá ổn định trong tuần qua, đặc biệt khi những lo ngại về căng thẳng thương mại đã phần nào dịu lại. Trong khi đó, mùa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 cũng đang bắt đầu, tạo nên kỳ vọng mới. Thanh khoản thị trường có phần suy giảm, xoay quanh mức trung bình 20.000 tỷ đồng mỗi phiên, phản ánh tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng. Ngoại trừ giao dịch nổi bật tại một vài mã lớn như Vingroup, áp lực bán ròng từ khối ngoại đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Dòng tiền hiện nay đang có xu hướng chọn lọc và tập trung vào các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, thể hiện sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngành.
Bước sang tuần giao dịch mới, ông Bách cho rằng thị trường có thể tiếp tục trải qua những diễn biến khó lường, đặc biệt trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô toàn cầu vẫn chưa ổn định. Tâm điểm chú ý vẫn là các tuyên bố liên quan đến chính sách thuế của Mỹ, đặc biệt từ phía ông Donald Trump – người đang tạo ra nhiều bất ngờ cho giới đầu tư quốc tế. Những biến động từ chính sách kinh tế của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tạo áp lực lên thị trường trong nước.
Ở trong nước, yếu tố nội tại sẽ đóng vai trò quan trọng hơn khi các doanh nghiệp bắt đầu công bố báo cáo tài chính quý I. Theo ông Bách, dòng tiền sẽ có xu hướng phân hóa mạnh, ưu tiên những mã có kết quả kinh doanh tích cực, đặc biệt là trong các ngành đang được hưởng lợi từ đà phục hồi kinh tế.
Trong tuần trước, nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt thị trường. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục nhờ kỳ vọng cải thiện lợi nhuận và dòng tiền trên thị trường. Tuy nhiên, vùng điểm hiện tại vẫn là khu vực nhạy cảm về mặt tâm lý, nơi mà thông tin tiêu cực có thể gây tác động mạnh, khiến VN-Index dễ rung lắc quanh vùng kháng cự 1.230–1.235 điểm – nơi đang ghi nhận áp lực chốt lời tăng cao.
Chuyên gia từ Pinetree dự báo trong kịch bản tích cực, thị trường có thể kiểm định lại vùng kháng cự 1.265 điểm. Tuy vậy, kịch bản phòng thủ vẫn là xu hướng chính khi thị trường chưa hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng từ các yếu tố bất định. Mốc hỗ trợ gần nhất của VN-Index hiện tại là 1.200 điểm. Trong trường hợp mất mốc này, chỉ số có thể quay về lấp khoảng trống giá quanh vùng 1.170 điểm.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận phân tích vĩ mô của Chứng khoán VNDIRECT, cho rằng thị trường đang dần xác lập vùng cân bằng cung cầu trong biên độ 1.200–1.250 điểm, sau thời gian biến động mạnh. Khi bước vào nửa cuối tháng 4, sự chú ý của nhà đầu tư sẽ dịch chuyển sang mùa công bố kết quả kinh doanh. Với định giá thị trường đang ở vùng hấp dẫn, các doanh nghiệp có kết quả tích cực sẽ trở thành điểm đến chính của dòng tiền đầu tư.
Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng tích cực và mặt bằng lãi suất tiếp tục hạ nhiệt, ngành ngân hàng được kỳ vọng ghi nhận kết quả khả quan trong quý I/2025. Cùng với đó, nhóm ngành tiêu dùng và bán lẻ có thể bật tăng nhờ sức mua nội địa cải thiện và các chính sách hỗ trợ kinh tế từ Chính phủ. Ngoài ra, một số ngành khác như chăn nuôi, thủy sản và điện cũng được kỳ vọng có kết quả kinh doanh khởi sắc.
Về chiến lược đầu tư, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 1.200 điểm để tái cơ cấu danh mục, ưu tiên cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và triển vọng lợi nhuận tích cực trong quý I. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính vẫn cần được hạn chế trong giai đoạn hiện nay, do rủi ro vĩ mô vẫn hiện hữu và thị trường chưa xác lập xu hướng tăng rõ ràng.
Theo nhận định của chuyên gia từ Chứng khoán HSC, VN-Index vẫn có thể đối mặt với các nhịp rung lắc quanh ngưỡng 1.220 điểm. Nếu chỉ số đánh mất mốc hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm, khu vực hỗ trợ kỹ thuật tiếp theo nằm trong khoảng 1.180–1.200 điểm có thể đóng vai trò làm điểm tựa.
Chiến lược hợp lý hiện tại là tập trung vào các cổ phiếu có nội lực tốt, ít chịu ảnh hưởng bởi biến động vĩ mô, đồng thời giữ tỷ trọng hợp lý giữa cổ phiếu và tiền mặt trong danh mục để chủ động ứng phó với biến động thị trường.
Tác giả : Dân Chơi