Thị trường ảm đạm, Pi thủ mỏi mòn chờ đợi
Giá trị của Pi Network tiếp tục lao dốc mà chưa có dấu hiệu hồi phục. Tại thời điểm 14h30 ngày 25/3, giá Pi trên sàn OKX chỉ còn 0,8 USD/Pi, giảm 3 lần so với mức đỉnh 3 USD thiết lập cách đây một tháng.
Tổng cung lưu hành của Pi Coin hiện đạt 6,7 tỷ Pi, khiến vốn hóa thị trường giảm từ 6,2 tỷ USD xuống còn 5,6 tỷ USD, đẩy Pi xuống vị trí thứ 25 trong danh sách các đồng tiền số có vốn hóa cao nhất.
Từ ngày 22/3, Pi liên tục giao dịch dưới 1 USD/Pi trong bối cảnh nguồn cung tăng mạnh với hàng triệu token được mở khóa mỗi ngày. Trong các hội nhóm, nhiều Pi thủ vẫn kỳ vọng giá sẽ phục hồi, thậm chí có người kêu gọi mua vào với dự đoán giá có thể tăng lên 2 - 5 USD nếu giữ được mốc 0,68 USD.

Nhà đầu tư mất kiên nhẫn, rao bán tài khoản
Trái ngược với nhóm lạc quan, nhiều nhà đầu tư Pi bắt đầu lung lay niềm tin vào dự án. Một số người tỏ ra bất an, sợ mất trắng và tìm cách bán tháo tài khoản với giá rẻ.
Sáng 26/3, một người dùng mạng xã hội đã rao bán tài khoản chứa hơn 2.300 Pi chưa được di chuyển lên sàn với mức giá thấp hơn giá thị trường. Bài đăng nhanh chóng thu hút sự quan tâm, phản ánh tâm lý hoang mang của nhiều nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng bày tỏ lo ngại về tính minh bạch của dự án. Một bình luận nhận được nhiều sự chú ý cho rằng "Pi không minh bạch về ví, treo 2 năm vẫn chưa rút được, chỉ thả 1% số lượng để tạo hiệu ứng".
Rủi ro pháp lý và cảnh báo từ cơ quan chức năng
Ngoài những biến động về giá, nhà đầu tư Pi tại Việt Nam còn phải đối diện với rủi ro pháp lý khi tiền số chưa được pháp luật công nhận.
Công an TP Hà Nội đã cảnh báo về nguy cơ khi tham gia vào Pi Network, khẳng định tiền ảo, bao gồm Pi Coin, không được xem là tài sản hợp pháp tại Việt Nam. Các tranh chấp liên quan đến giao dịch đồng Pi có thể gặp nhiều rủi ro và khó được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. Những ai sử dụng tiền ảo để giao dịch có thể bị phạt từ 50 - 100 triệu đồng theo Nghị định 143/2021/NĐ-CP, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206 Bộ luật Hình sự nếu vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.
Cơ quan chức năng nhấn mạnh rằng Pi chưa có tính ứng dụng thực tế, giá trị hiện tại chỉ là tự định giá, dễ gây hiểu lầm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
danchoi69
danchoi.com
Giá trị của Pi Network tiếp tục lao dốc mà chưa có dấu hiệu hồi phục. Tại thời điểm 14h30 ngày 25/3, giá Pi trên sàn OKX chỉ còn 0,8 USD/Pi, giảm 3 lần so với mức đỉnh 3 USD thiết lập cách đây một tháng.
Tổng cung lưu hành của Pi Coin hiện đạt 6,7 tỷ Pi, khiến vốn hóa thị trường giảm từ 6,2 tỷ USD xuống còn 5,6 tỷ USD, đẩy Pi xuống vị trí thứ 25 trong danh sách các đồng tiền số có vốn hóa cao nhất.
Từ ngày 22/3, Pi liên tục giao dịch dưới 1 USD/Pi trong bối cảnh nguồn cung tăng mạnh với hàng triệu token được mở khóa mỗi ngày. Trong các hội nhóm, nhiều Pi thủ vẫn kỳ vọng giá sẽ phục hồi, thậm chí có người kêu gọi mua vào với dự đoán giá có thể tăng lên 2 - 5 USD nếu giữ được mốc 0,68 USD.
Nhà đầu tư mất kiên nhẫn, rao bán tài khoản
Trái ngược với nhóm lạc quan, nhiều nhà đầu tư Pi bắt đầu lung lay niềm tin vào dự án. Một số người tỏ ra bất an, sợ mất trắng và tìm cách bán tháo tài khoản với giá rẻ.
Sáng 26/3, một người dùng mạng xã hội đã rao bán tài khoản chứa hơn 2.300 Pi chưa được di chuyển lên sàn với mức giá thấp hơn giá thị trường. Bài đăng nhanh chóng thu hút sự quan tâm, phản ánh tâm lý hoang mang của nhiều nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng bày tỏ lo ngại về tính minh bạch của dự án. Một bình luận nhận được nhiều sự chú ý cho rằng "Pi không minh bạch về ví, treo 2 năm vẫn chưa rút được, chỉ thả 1% số lượng để tạo hiệu ứng".
Rủi ro pháp lý và cảnh báo từ cơ quan chức năng
Ngoài những biến động về giá, nhà đầu tư Pi tại Việt Nam còn phải đối diện với rủi ro pháp lý khi tiền số chưa được pháp luật công nhận.
Công an TP Hà Nội đã cảnh báo về nguy cơ khi tham gia vào Pi Network, khẳng định tiền ảo, bao gồm Pi Coin, không được xem là tài sản hợp pháp tại Việt Nam. Các tranh chấp liên quan đến giao dịch đồng Pi có thể gặp nhiều rủi ro và khó được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. Những ai sử dụng tiền ảo để giao dịch có thể bị phạt từ 50 - 100 triệu đồng theo Nghị định 143/2021/NĐ-CP, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206 Bộ luật Hình sự nếu vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.
Cơ quan chức năng nhấn mạnh rằng Pi chưa có tính ứng dụng thực tế, giá trị hiện tại chỉ là tự định giá, dễ gây hiểu lầm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
danchoi69
danchoi.com