Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày 9/4, khi chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức có hiệu lực.
Theo CNBC, nhà đầu tư bắt đầu phản ứng mạnh trước việc hàng hóa Trung Quốc phải đối mặt với mức thuế cộng dồn lên tới 104%, bao gồm mức cơ bản 10% từ ngày 5/4 và thuế bổ sung có hiệu lực từ nửa đêm 9/4 theo giờ Mỹ (khoảng 11h giờ Việt Nam).

Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 1,06%. Ở Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mất 3,14%, còn Topix giảm sâu 3,26%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 0,18%, và Kosdaq – đại diện cho nhóm vốn hóa nhỏ – mất 0,44%.
Đáng chú ý, tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng Index giảm mạnh 3,86%, trong khi Hang Seng Tech Index – chuyên về cổ phiếu công nghệ – lao dốc tới 5,42%.
Ở diễn biến liên quan, thị trường Mỹ phiên đêm qua cũng chứng kiến đợt giảm sâu. Dow Jones mất 320,01 điểm (-0,84%) còn 37.645,59 điểm, nâng tổng mức giảm trong 4 phiên lên hơn 4.500 điểm. Apple là cổ phiếu giảm mạnh nhất do lo ngại chi phí sản xuất iPhone tăng vì thuế mới.

S&P 500 mất 1,57% còn 4.982,77 điểm, gần rơi vào vùng bear market khi đã giảm gần 19% so với đỉnh tháng 2 và lần đầu xuống dưới mốc 5.000 điểm kể từ tháng 4/2024. Trong vòng 4 ngày, chỉ số này đã bốc hơi hơn 12%.
Trong khu vực, giới đầu tư đang chờ đợi động thái từ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI). Theo khảo sát của Reuters, ngân hàng này có thể cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp, đưa lãi suất chính sách xuống còn 6%.
Để ứng phó với thuế suất mới từ Mỹ, chính phủ Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 3.000 tỷ won (khoảng 2 tỷ USD) cho ngành ôtô, bao gồm ưu đãi tài chính, giảm giá và miễn giảm thuế. Dù vậy, cổ phiếu ngành xe vẫn không thoát khỏi xu hướng tiêu cực: Hyundai giảm 0,56%, còn Kia mất 1,3%.
Tâm lý thị trường hiện đang bị chi phối mạnh bởi bất ổn thương mại và lo ngại về lạm phát chi phí đẩy do hàng rào thuế quan mới từ Mỹ gây ra.
danchoi69
danchoi.com
Theo CNBC, nhà đầu tư bắt đầu phản ứng mạnh trước việc hàng hóa Trung Quốc phải đối mặt với mức thuế cộng dồn lên tới 104%, bao gồm mức cơ bản 10% từ ngày 5/4 và thuế bổ sung có hiệu lực từ nửa đêm 9/4 theo giờ Mỹ (khoảng 11h giờ Việt Nam).
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 1,06%. Ở Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mất 3,14%, còn Topix giảm sâu 3,26%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 0,18%, và Kosdaq – đại diện cho nhóm vốn hóa nhỏ – mất 0,44%.
Đáng chú ý, tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng Index giảm mạnh 3,86%, trong khi Hang Seng Tech Index – chuyên về cổ phiếu công nghệ – lao dốc tới 5,42%.
Ở diễn biến liên quan, thị trường Mỹ phiên đêm qua cũng chứng kiến đợt giảm sâu. Dow Jones mất 320,01 điểm (-0,84%) còn 37.645,59 điểm, nâng tổng mức giảm trong 4 phiên lên hơn 4.500 điểm. Apple là cổ phiếu giảm mạnh nhất do lo ngại chi phí sản xuất iPhone tăng vì thuế mới.
S&P 500 mất 1,57% còn 4.982,77 điểm, gần rơi vào vùng bear market khi đã giảm gần 19% so với đỉnh tháng 2 và lần đầu xuống dưới mốc 5.000 điểm kể từ tháng 4/2024. Trong vòng 4 ngày, chỉ số này đã bốc hơi hơn 12%.
Trong khu vực, giới đầu tư đang chờ đợi động thái từ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI). Theo khảo sát của Reuters, ngân hàng này có thể cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp, đưa lãi suất chính sách xuống còn 6%.
Để ứng phó với thuế suất mới từ Mỹ, chính phủ Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 3.000 tỷ won (khoảng 2 tỷ USD) cho ngành ôtô, bao gồm ưu đãi tài chính, giảm giá và miễn giảm thuế. Dù vậy, cổ phiếu ngành xe vẫn không thoát khỏi xu hướng tiêu cực: Hyundai giảm 0,56%, còn Kia mất 1,3%.
Tâm lý thị trường hiện đang bị chi phối mạnh bởi bất ổn thương mại và lo ngại về lạm phát chi phí đẩy do hàng rào thuế quan mới từ Mỹ gây ra.
danchoi69
danchoi.com