Cú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju Air

Collapse
X
 
  • Time
  • Show
Clear All
new posts
  • comchaogichua
    Super Moderator
    • Dec 2024
    • 2235

    Cú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju Air

    Chứng kiến từ lúc máy bay Jeju Air hạ cánh bất thường ở sân bay Muan, Hàn Quốc cho đến lúc nổ tung ở cuối đường băng, ông Lee Geun-young không khỏi ám ảnh.
    Click image for larger version

Name:	1.webp
Views:	15
Size:	52.0 KB
ID:	1824

    Máy bay Jeju Air bị vỡ nát và cháy rụi sau tai nạn (Ảnh: Reuters).
    Ông Lee Geun-young, 48 tuổi, là chủ một nhà hàng nằm trên một con đường cách sân bay quốc tế Muan (Hàn Quốc) khoảng 300m. Ông cho biết, sáng 29/12, thời tiết rất đẹp và có nhiều chim gần đó.
    Khi đang ở trong bếp, ông nghe thấy âm thanh lớn và nhận thấy máy bay bay rất thấp ngay phía trên nhà hàng.
    "Chắc chắn có điều gì đó không ổn với máy bay"
    "Khoảng 8h57, tôi nghe thấy tiếng nổ. Chúng nghe giống tiếng xe máy cháy nhưng to hơn và xa lạ hơn. Tôi thường nghe thấy tiếng súng bắn để đuổi chim, cũng như tiếng ồn từ các công trình xây dựng mở rộng đường băng, mở rộng đường, xây dựng tàu cao tốc xung quanh sân bay. Nhưng chưa bao giờ tôi nghe thấy tiếng nổ mạnh như vậy. Tôi thấy lạ nên rời bếp đi ra ngoài bãi đậu xe của nhà hàng và nhìn lên bầu trời", ông kể.
    Ông nhớ lại: "Tôi đã nhìn thấy máy bay. Nó ở phía trên nhà hàng của tôi thay vì trên đường băng. Máy bay nghiêng một chút về bên phải, có vẻ như sắp hạ cánh, nhưng lại hướng về nhà hàng của tôi chứ không phải về phía đường băng. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy máy bay bay thấp đến vậy và bay qua nhà hàng của tôi. Tôi thấy lạ nên ra phía sau cửa hàng và quan sát".
    "Máy bay có vẻ đã bay cao hơn lúc đầu. Khi đi lên, nó bay một vòng về phía bên phải, kiểu quay đầu chữ U, nhưng vòng này thực sự rất nhỏ, không như những phương tiện tập bay tôi từng xem. Tôi chắc chắn máy bay có vấn đề rồi. Tôi quyết định lên sân thượng và quay video đầu tiên", ông nói tiếp.
    "Mình có cần chạy khỏi đây không?"
    "Một hoặc hai giây sau vụ tai nạn, tôi cảm thấy một luồng nhiệt đột ngột phả vào mặt, giống khi mở cửa phòng tắm hơi. Tôi tự hỏi mình có cần phải chạy khỏi đây không", ông Lee nhớ lại.
    Ông Lee chính là người đã quay lại khoảnh khắc máy bay va chạm và phát nổ cuối đường băng. Sau khoảnh khắc đó, ông còn thấy thêm khoảng 2 tiếng nổ nữa.
    Ông cho biết: "Sau đó tôi di chuyển lên sân thượng của một tòa nhà khác gần sân bay hơn. Tôi đã quay một video khác. Tôi tiếp tục cảm thấy hơi nóng từ sân bay. Khói và lửa vẫn tiếp tục. Xe cứu hỏa không thể đến gần hiện trường. Họ rải nước ra xa khoảng 30m đến 40m".
    Chứng kiến vụ việc từ đầu, ông Lee không khỏi ám ảnh.
    "Đêm qua tôi không thể ngủ được. Mỗi khi nhắm mắt lại, tôi lại nhìn thấy những hình ảnh còn sót lại của vụ tai nạn. Tôi nhìn chằm chằm vào điện thoại và tin tức vì tôi không thể ngủ được. 6h sáng ngày 30/12, tôi quyết định dậy và đi đến nhà hàng. Tối nay tôi đã uống rượu, hy vọng nó sẽ giúp tôi ngủ được", ông tâm sự.
    Ông nói: "Mỗi lần lên mạng thấy tin tức về vụ tai nạn máy bay hay những đoạn phim liên quan, tôi lại nghẹn ngào".
    Sáng 29/12, một máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air, chở tổng cộng 181 người từ Bangkok (Thái Lan), gặp sự cố với càng đáp khi tìm cách hạ cánh xuống sân bay quốc tế Muan, cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc khoảng 288km. Vụ tai nạn khiến 179 người thiệt mạng, chỉ có 2 tiếp viên may mắn sống sót.
    Yếu tố có thể đã làm tăng mức độ thảm kịch của máy bay Jeju Air
    Theo các chuyên gia, hạ cánh bằng bụng quá nhanh có thể là một phần lý do khiến thiệt hại trong thảm kịch máy bay Jeju Air ở Hàn Quốc lớn.
    Click image for larger version

Name:	2.webp
Views:	4
Size:	44.1 KB
ID:	1825

    Máy bay Jeju Air hạ cánh bằng bụng ở sân bay Muan sáng 29/12 (Ảnh: Reuters).
    Các video, hình ảnh khoảnh khắc máy bay Jeju Air mang số hiệu 7C 2216 đã hạ cánh khẩn cấp bằng bụng và trượt khỏi đường băng ở sân bay quốc tế Muan, cách Seoul gần 300km sáng 29/12.
    Máy bay bốc cháy và vỡ thành nhiều mảnh khi lao vào hàng rào, khiến 179 người thiệt mạng, chỉ có 2 người sống sót. Với con số thương vong này, đây là vụ tai nạn hàng không chết chóc nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
    Các chuyên gia, nhà phân tích đã đưa ra đánh giá ban đầu về nguyên nhân thảm kịch.
    Giả thuyết chính là chim bị hút vào động cơ. Sự cố này có thể đã làm gián đoạn hệ thống thủy lực điều khiển thiết bị hạ cánh, khiến cả 3 càng đáp máy bay trục trặc. Phi công Jeju Air buộc phải hạ cánh khẩn cấp máy bay bằng bụng.
    Thực tế cho thấy trên thế giới từng có những trường hợp máy bay hạ cánh bằng bụng, giúp tránh được thảm kịch.
    Năm 2016, chuyến bay của Emirates ở Dubai và chuyến bay của Red Air ở Miami vào năm 2022 đều thực hiện hạ cánh bằng bụng thành công mà không có thương vong.
    Một máy bay của Korean Air vào năm 1991 đã thực hiện hạ cánh bằng bụng ở thành phố Daegu và chỉ một số người bị thương nhẹ.
    Tuy nhiên, máy bay Jeju Air không may mắn như vậy.
    Thông thường hạ cánh bằng bụng cần khoảng 20 phút chuẩn bị như dọn sạch đường băng, rải bọt trên đường băng để giảm ma sát và giăng lưới. Tuy nhiên, trong sự cố của máy bay Jeju Air, không còn thời gian cho các biện pháp đó.
    Các chuyên gia tin rằng ngọn lửa và khói độc xâm nhập vào cabin đã đẩy nhanh nhu cầu hạ cánh khẩn cấp. Ngoài ra, việc không đốt hết nhiên liệu trước đó có thể làm nguy cơ hỏa hoạn trở nên trầm trọng hơn.
    "Hạ cánh bằng bụng tạo ra nhiệt ma sát dữ dội, làm tăng nguy cơ hỏa hoạn. Tình hình có thể đã được giảm nhẹ nếu nhiên liệu được xả hết từ trước và ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt", một chuyên gia về phòng cháy, chữa cháy Hàn Quốc cho biết.
    Máy bay dường như tiếp đất ở giữa đường băng, thay vì đầu đường băng, điều này làm giảm khoảng cách phanh khả dụng và khiến nó lao vào hàng rào máy bay.
    Giáo sư Ko Seung-hee của Đại học Silla cho rằng: "Hạ cánh bằng bụng đòi hỏi khoảng cách phanh đủ lớn, nhưng trong trường hợp này, động lượng của máy bay đã đẩy nó vào tường".
    Trong khi một số suy đoán ban đầu cho rằng chiều dài đường băng có thể là một yếu tố góp phần tăng mức độ thảm kịch của máy bay Jeju Air, các chuyên gia đã bác bỏ lập luận này.
    "Đường băng này trước đây từng sử dụng cho các máy bay tương tự nên chiều dài đường băng không phải là vấn đề", một quan chức Hàn Quốc cho biết.