Gần đây, cộng đồng người dùng Pi Network đang xôn xao khi tốc độ khai thác (mining rate) đồng Pi sụt giảm mạnh. Nhiều "Pi thủ" chia sẻ rằng số lượng Pi họ thu được mỗi ngày giảm đến 38% chỉ trong vòng một tháng.
Theo anh H.H, tốc độ khai thác Pi của anh đã giảm từ 0,0047 Pi/giờ xuống chỉ còn 0,0029 Pi/giờ. Theo anh, việc siết tốc độ đào là động thái có chủ đích từ đội ngũ phát triển nhằm tạo cảm giác khan hiếm, từ đó điều tiết giá trị đồng Pi – một đồng tiền đang được mở khoá dần sau thời gian đào miễn phí.
Để đối phó, các thành viên trong các nhóm cộng đồng Pi đang kêu gọi nhau follow chéo – tức là theo dõi lẫn nhau trên nền tảng Pi Network. Dù hành động này không trực tiếp tăng tốc độ khai thác, nó được xem là một bước để mở rộng mạng lưới, từ đó giúp hình thành "vòng tròn bảo mật" và gián tiếp cải thiện tốc độ đào thông qua cơ chế mời thêm người dùng.

Ngoài yếu tố kỹ thuật, nhiều người tin rằng việc follow chéo sẽ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh trong hệ sinh thái Pi. Người dùng có thể quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến những người theo dõi mình, chuẩn bị sẵn tệp khách hàng khi các tính năng xã hội và giao dịch chính thức vận hành.
Tuy nhiên, cũng có không ít người hoài nghi về tính hiệu quả thật sự của việc follow chéo. Một số người cho biết vẫn tham gia chỉ vì phong trào, chưa thấy rõ tác dụng cụ thể.
Cảnh báo rủi ro khi đầu tư Pi Network
Dù nhiều người vẫn lạc quan, thực tế cho thấy giá Pi vẫn đang giảm sâu. Rạng sáng 10/4, Pi chỉ còn khoảng 0,59 USD, giảm hơn 80% so với mức đỉnh gần 3 USD. Vốn hóa hiện đạt khoảng 4,07 tỷ USD. Tuy nhiên, không ít người vẫn tích cực mua vào với kỳ vọng "hồi giá".
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Anh Dũng từ FIDT, điều quan trọng nhất trong đầu tư là phải hiểu rõ sản phẩm và bản chất của khoản đầu tư. "Tiền ảo giống như một niềm tin hơn là một phương án tài chính rõ ràng", ông nói.
Ông Dũng cảnh báo, người đầu tư cần tỉnh táo và chỉ nên dùng khoản tiền có thể mất nếu muốn thử sức với Pi. Việc đặt toàn bộ kỳ vọng tài chính vào một sản phẩm mơ hồ có thể khiến nhà đầu tư trở thành "con mồi".

Rủi ro pháp lý cũng là một vấn đề lớn.
Theo Công an TP Hà Nội, Pi chưa được công nhận là tài sản hợp pháp tại Việt Nam. Mọi giao dịch bằng đồng tiền này đều không được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, theo quy định hiện hành, việc dùng tiền ảo như phương tiện thanh toán có thể bị xử phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan chức năng nhấn mạnh rằng hiện nay Pi chưa có giá trị thực tế rõ ràng, chỉ đang được tự định giá và dễ gây ngộ nhận về giá trị thật.
Vì vậy, dù Pi Network vẫn hấp dẫn với một bộ phận người dùng, mọi hành động đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng – không chỉ vì yếu tố kỹ thuật mà cả pháp lý và tài chính.
danchoi69
danchoi.com
Theo anh H.H, tốc độ khai thác Pi của anh đã giảm từ 0,0047 Pi/giờ xuống chỉ còn 0,0029 Pi/giờ. Theo anh, việc siết tốc độ đào là động thái có chủ đích từ đội ngũ phát triển nhằm tạo cảm giác khan hiếm, từ đó điều tiết giá trị đồng Pi – một đồng tiền đang được mở khoá dần sau thời gian đào miễn phí.
Để đối phó, các thành viên trong các nhóm cộng đồng Pi đang kêu gọi nhau follow chéo – tức là theo dõi lẫn nhau trên nền tảng Pi Network. Dù hành động này không trực tiếp tăng tốc độ khai thác, nó được xem là một bước để mở rộng mạng lưới, từ đó giúp hình thành "vòng tròn bảo mật" và gián tiếp cải thiện tốc độ đào thông qua cơ chế mời thêm người dùng.
Ngoài yếu tố kỹ thuật, nhiều người tin rằng việc follow chéo sẽ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh trong hệ sinh thái Pi. Người dùng có thể quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến những người theo dõi mình, chuẩn bị sẵn tệp khách hàng khi các tính năng xã hội và giao dịch chính thức vận hành.
Tuy nhiên, cũng có không ít người hoài nghi về tính hiệu quả thật sự của việc follow chéo. Một số người cho biết vẫn tham gia chỉ vì phong trào, chưa thấy rõ tác dụng cụ thể.
Cảnh báo rủi ro khi đầu tư Pi Network
Dù nhiều người vẫn lạc quan, thực tế cho thấy giá Pi vẫn đang giảm sâu. Rạng sáng 10/4, Pi chỉ còn khoảng 0,59 USD, giảm hơn 80% so với mức đỉnh gần 3 USD. Vốn hóa hiện đạt khoảng 4,07 tỷ USD. Tuy nhiên, không ít người vẫn tích cực mua vào với kỳ vọng "hồi giá".
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Anh Dũng từ FIDT, điều quan trọng nhất trong đầu tư là phải hiểu rõ sản phẩm và bản chất của khoản đầu tư. "Tiền ảo giống như một niềm tin hơn là một phương án tài chính rõ ràng", ông nói.
Ông Dũng cảnh báo, người đầu tư cần tỉnh táo và chỉ nên dùng khoản tiền có thể mất nếu muốn thử sức với Pi. Việc đặt toàn bộ kỳ vọng tài chính vào một sản phẩm mơ hồ có thể khiến nhà đầu tư trở thành "con mồi".
Rủi ro pháp lý cũng là một vấn đề lớn.
Theo Công an TP Hà Nội, Pi chưa được công nhận là tài sản hợp pháp tại Việt Nam. Mọi giao dịch bằng đồng tiền này đều không được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, theo quy định hiện hành, việc dùng tiền ảo như phương tiện thanh toán có thể bị xử phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan chức năng nhấn mạnh rằng hiện nay Pi chưa có giá trị thực tế rõ ràng, chỉ đang được tự định giá và dễ gây ngộ nhận về giá trị thật.
Vì vậy, dù Pi Network vẫn hấp dẫn với một bộ phận người dùng, mọi hành động đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng – không chỉ vì yếu tố kỹ thuật mà cả pháp lý và tài chính.
danchoi69
danchoi.com