Paris – Thành phố “ốc sên” và những kho báu bị lãng quên 
Nếu bạn từng nhìn bản đồ Paris, hẳn bạn sẽ hiểu vì sao người Pháp trìu mến gọi thủ đô của họ là “chú ốc sên”. Trung tâm Paris được chia thành 20 quận hành chính (arrondissements), sắp xếp theo dạng xoắn ốc, bắt đầu từ Quận 1 – trái tim của thành phố – rồi mở rộng dần ra như hình vỏ ốc, theo chiều kim đồng hồ.
Paris không chỉ có Eiffel và Louvre
Đã có rất nhiều bài viết giới thiệu về Paris, nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở những địa danh quen thuộc như tháp Eiffel, bảo tàng Louvre hay đại lộ Champs-Élysées. Vì vậy, không ít du khách sau vài ngày tham quan bắt đầu cảm thấy hụt hẫng, rơi vào trạng thái “Paris Syndrome” – hội chứng vỡ mộng do kỳ vọng quá cao. Lý do? Họ đi theo đúng lộ trình của số đông, ăn uống tại những nơi toàn khách du lịch, mà chưa kịp cảm nhận được “hơi thở” thật sự của Paris.
Paris không chỉ là một viện bảo tàng sống về lịch sử, mà còn là nơi giao thoa của nghệ thuật đương đại, ẩm thực đỉnh cao, và những câu chuyện đời thường đầy thi vị đang âm thầm diễn ra ở từng góc phố. Với một thành phố phức hợp như thế, 2-3 ngày là không đủ. Thực tế, bạn cần ít nhất một tuần để bắt đầu “hiểu sơ sơ” Paris – và có người sống ở đây cả chục năm vẫn chưa thể nói là biết hết.
Cẩm nang khám phá 20 quận nội thành
Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ dẫn bạn đi qua từng quận, giới thiệu những địa điểm nên ghé, quán ăn đáng thử – tất cả đều đã được chính chúng tôi hoặc bạn bè, người thân sinh sống lâu năm tại Paris trải nghiệm và chọn lọc. Bài viết đặc biệt phù hợp với những ai thích khám phá sâu, yêu nghệ thuật, đam mê ẩm thực, và mong muốn nhìn thấy một Paris khác ngoài những tấm bưu thiếp quen thuộc.
Mẹo nhỏ:
Hãy lập kế hoạch “đi theo cụm quận” để tiết kiệm thời gian di chuyển, và đừng ngại đi bộ – đó là cách tốt nhất để cảm nhận từng hơi thở của Paris. Đặc biệt, hãy dành thời gian để sống chậm, nhâm nhi một ly cà phê hoặc ngồi tĩnh tại trong công viên – như một người Paris thực thụ.
Từ “khu vòng tròn” đến hệ thống hành chính độc đáo.
Hệ thống chia quận tại Paris ra đời từ năm 1795 với 12 quận ban đầu. Tuy nhiên đến năm 1860, theo cuộc cải tổ quy mô dưới thời Hoàng đế Napoleon III và nhà quy hoạch Haussmann, bản đồ thành phố được tái cấu trúc thành 20 quận như hiện nay. Trong đó, Quận 15 là lớn nhất về diện tích, còn Quận 2 nhỏ nhất.
Một điều thú vị khác là dòng sông Seine – biểu tượng của Paris – không chỉ chia thành phố theo địa lý mà còn tạo ra những khác biệt văn hóa rõ nét giữa bờ trái và bờ phải. Ví dụ như Quận 4 và Quận 5 tuy nằm gần nhau nhưng lại mang phong cách hoàn toàn khác biệt.
Làm sao để biết mình đang ở quận mấy?
Rất đơn giản: Biển chỉ đường tại các góc phố luôn có số quận ở đầu. Hoặc bạn có thể nhìn mã bưu điện – 2 số cuối biểu thị số quận (ví dụ: 75001 là Quận 1).
Quận 1 – Trái tim hoàng gia của Paris - Louvre / Vườn Tuileries / Nhà thờ Sainte Chapelle
Nằm bên bờ phải của sông Seine và bao gồm một phần đảo Île de la Cité, Quận 1 là nơi hội tụ những công trình lịch sử tráng lệ nhất: Louvre – bảo tàng lớn nhất thế giới, Vườn Tuileries, quảng trường Place Vendôme, Palais Royal, và nhà thờ Sainte-Chapelle với những ô kính màu rực rỡ từ thế kỷ 13.
Bạn cũng đừng bỏ lỡ bảo tàng Orangerie – nơi trưng bày loạt tác phẩm “Hoa súng” khổng lồ của Monet, hay trung tâm nghệ thuật đương đại Bourse de Commerce – Pinault Collection.
Đi đâu – Xem gì?
Bảo tàng Louvre: Từng là Cung điện Hoàng gia Pháp trước Cách mạng 1789, đây hiện là Bảo tàng lớn nhất cũng như có lượng khách ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Nơi đây rất rộng với quá nhiều kho báu nghệ thuật để ngắm nên bạn sẽ cần dành tối thiểu một ngày. Hãy mua cả audio guide để được nghe giải thích về những tác phẩm nổi bật nhất.
Tản bộ tại Vườn Tuileries, quảng trường Place Vendôme, Palais-Royal
Qua Pont Neuf – chiếc cầu cổ có từ 1607 hoặc Pont au Change để sang đảo Île de la Cité. Tham quan Sainte-Chapelle – một trong những nhà thờ đẹp và nổi tiếng nhất Paris; Conciergerie nơi từng là nhà tù hoàng gia trong thời kì Cách mạng Pháp, nơi Marie Antoinette bị xử trảm; Quảng trường Vert-Galant ở mũi trái của đảo với view chụp hình đẹp. Lưu ý: khu vực bên phải của Île de la Cité với Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame lại thuộc quận 4, mà chúng tôi sẽ nhắc tới ở phần sau.
Quận 1 được người Paris tự hào là nơi mà khái niệm “nhà hàng” được sinh ra (từ “restaurant” chính là bắt nguồn từ tiếng Pháp). Nhà hàng lâu đời nhất có vào khoảng năm 1765 trên con phố Rue de Louvre – đây là nơi mà lần đầu tiên thực khách có thể gọi món từ một thực đơn, được ngồi trên những bàn riêng…
Đến khoảng những năm 1790 sau Cách mạng Pháp – khi Hoàng gia bị lật đổ – thì khái niệm “nhà hàng cao cấp” (restaurant gastronomique) đầu tiên ra đời: Tất cả người dân giờ đây đã có thể thưởng thức những món ăn tinh túy từ những đầu bếp trước kia vốn chỉ phục vụ giới thượng lưu.
Ngày nay, quận 1 là một trong những quận đắt đỏ và đông du khách nhất nên chi phí ăn uống tại đây khá cao và cũng nhiều “tourist traps”.
Dưới đây là một số địa chỉ uy tín:


Quận 2 – Một Paris sành điệu và gần gũi - Montorgueil / Bourse / Sentier
Quận nhỏ nhất Paris lại là nơi mang đậm tính bản địa, với khu Montorgueil nhộn nhịp, những tiệm bánh huyền thoại như Stohrer từ năm 1730, và các hành lang mái vòm cổ kính như Galerie Vivienne hay Passage des Panoramas. Đây là nơi hòa quyện giữa hiện đại và hoài cổ, tạo nên một sức hút rất riêng.
Điểm đến của giới sành điệu với những nhà hát cổ điển, cửa hàng thực phẩm, nhà hàng và bar rượu vang cao cấp
Đi đâu – Xem gì?




Bật mí để như người bản địa : Tại Paris nói riêng và nước Pháp nói chung, nếu bạn muốn trải nghiệm ẩm thực tại các nhà hàng phân khúc trung cấp – cao cấp với mức giá tốt nhất thì hãy chọn ăn trưa vào các ngày thường. Các set lunch (tiếng Pháp là “menu à midi/ menu du jour”) khi đó thường sẽ chỉ ở mức 20-30euro/người với 2-3 course, rẻ hơn nhiều so với buổi tối. Nên đặt bàn trước – hầu hết nhà hàng tại Pháp ngày nay đều có hệ thống đặt bàn online rất tiện lợi.
PHẦN TIẾP THEO ....
Tác giả : Dân Chơi 7777
Nếu bạn từng nhìn bản đồ Paris, hẳn bạn sẽ hiểu vì sao người Pháp trìu mến gọi thủ đô của họ là “chú ốc sên”. Trung tâm Paris được chia thành 20 quận hành chính (arrondissements), sắp xếp theo dạng xoắn ốc, bắt đầu từ Quận 1 – trái tim của thành phố – rồi mở rộng dần ra như hình vỏ ốc, theo chiều kim đồng hồ.
Paris không chỉ có Eiffel và Louvre
Đã có rất nhiều bài viết giới thiệu về Paris, nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở những địa danh quen thuộc như tháp Eiffel, bảo tàng Louvre hay đại lộ Champs-Élysées. Vì vậy, không ít du khách sau vài ngày tham quan bắt đầu cảm thấy hụt hẫng, rơi vào trạng thái “Paris Syndrome” – hội chứng vỡ mộng do kỳ vọng quá cao. Lý do? Họ đi theo đúng lộ trình của số đông, ăn uống tại những nơi toàn khách du lịch, mà chưa kịp cảm nhận được “hơi thở” thật sự của Paris.
Paris không chỉ là một viện bảo tàng sống về lịch sử, mà còn là nơi giao thoa của nghệ thuật đương đại, ẩm thực đỉnh cao, và những câu chuyện đời thường đầy thi vị đang âm thầm diễn ra ở từng góc phố. Với một thành phố phức hợp như thế, 2-3 ngày là không đủ. Thực tế, bạn cần ít nhất một tuần để bắt đầu “hiểu sơ sơ” Paris – và có người sống ở đây cả chục năm vẫn chưa thể nói là biết hết.
Cẩm nang khám phá 20 quận nội thành
Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ dẫn bạn đi qua từng quận, giới thiệu những địa điểm nên ghé, quán ăn đáng thử – tất cả đều đã được chính chúng tôi hoặc bạn bè, người thân sinh sống lâu năm tại Paris trải nghiệm và chọn lọc. Bài viết đặc biệt phù hợp với những ai thích khám phá sâu, yêu nghệ thuật, đam mê ẩm thực, và mong muốn nhìn thấy một Paris khác ngoài những tấm bưu thiếp quen thuộc.
Mẹo nhỏ:
Hãy lập kế hoạch “đi theo cụm quận” để tiết kiệm thời gian di chuyển, và đừng ngại đi bộ – đó là cách tốt nhất để cảm nhận từng hơi thở của Paris. Đặc biệt, hãy dành thời gian để sống chậm, nhâm nhi một ly cà phê hoặc ngồi tĩnh tại trong công viên – như một người Paris thực thụ.
Từ “khu vòng tròn” đến hệ thống hành chính độc đáo.
Hệ thống chia quận tại Paris ra đời từ năm 1795 với 12 quận ban đầu. Tuy nhiên đến năm 1860, theo cuộc cải tổ quy mô dưới thời Hoàng đế Napoleon III và nhà quy hoạch Haussmann, bản đồ thành phố được tái cấu trúc thành 20 quận như hiện nay. Trong đó, Quận 15 là lớn nhất về diện tích, còn Quận 2 nhỏ nhất.
Một điều thú vị khác là dòng sông Seine – biểu tượng của Paris – không chỉ chia thành phố theo địa lý mà còn tạo ra những khác biệt văn hóa rõ nét giữa bờ trái và bờ phải. Ví dụ như Quận 4 và Quận 5 tuy nằm gần nhau nhưng lại mang phong cách hoàn toàn khác biệt.
Làm sao để biết mình đang ở quận mấy?
Rất đơn giản: Biển chỉ đường tại các góc phố luôn có số quận ở đầu. Hoặc bạn có thể nhìn mã bưu điện – 2 số cuối biểu thị số quận (ví dụ: 75001 là Quận 1).
Quận 1 – Trái tim hoàng gia của Paris - Louvre / Vườn Tuileries / Nhà thờ Sainte Chapelle
Nằm bên bờ phải của sông Seine và bao gồm một phần đảo Île de la Cité, Quận 1 là nơi hội tụ những công trình lịch sử tráng lệ nhất: Louvre – bảo tàng lớn nhất thế giới, Vườn Tuileries, quảng trường Place Vendôme, Palais Royal, và nhà thờ Sainte-Chapelle với những ô kính màu rực rỡ từ thế kỷ 13.
Bạn cũng đừng bỏ lỡ bảo tàng Orangerie – nơi trưng bày loạt tác phẩm “Hoa súng” khổng lồ của Monet, hay trung tâm nghệ thuật đương đại Bourse de Commerce – Pinault Collection.
Đi đâu – Xem gì?
Bảo tàng Louvre: Từng là Cung điện Hoàng gia Pháp trước Cách mạng 1789, đây hiện là Bảo tàng lớn nhất cũng như có lượng khách ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Nơi đây rất rộng với quá nhiều kho báu nghệ thuật để ngắm nên bạn sẽ cần dành tối thiểu một ngày. Hãy mua cả audio guide để được nghe giải thích về những tác phẩm nổi bật nhất.
Tản bộ tại Vườn Tuileries, quảng trường Place Vendôme, Palais-Royal
Qua Pont Neuf – chiếc cầu cổ có từ 1607 hoặc Pont au Change để sang đảo Île de la Cité. Tham quan Sainte-Chapelle – một trong những nhà thờ đẹp và nổi tiếng nhất Paris; Conciergerie nơi từng là nhà tù hoàng gia trong thời kì Cách mạng Pháp, nơi Marie Antoinette bị xử trảm; Quảng trường Vert-Galant ở mũi trái của đảo với view chụp hình đẹp. Lưu ý: khu vực bên phải của Île de la Cité với Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame lại thuộc quận 4, mà chúng tôi sẽ nhắc tới ở phần sau.
- Bảo tàng Orangerie nổi tiếng với sê-ri 8 bức họa “Hoa súng nước” khổng lồ của Monet
- Quảng trường Chiến thắng Place des Victoires
- Bảo tàng nghệ thuật đương đại Bourse de Commerce – Pinault Collection
- Nhà thờ Saint-Eustache từ thế kỉ 17
- Tòa nhà 59 Rivoli – trung tâm văn hóa, nghệ thuật đương đại và tụ điểm nhạc sống được cải tạo từ một khu chung cư cũ
- Mua sắm: Cao cấp có đường Rue Saint-Honoré, Galerie Véro-Dodat và TTTM Samaritaine lâu đời với kiến trúc tuyệt đẹp. Bình dân hơn có Les Halles – từng là chợ thực phẩm tươi sống trung tâm của Paris trước 1973.
- Bảo tàng Orangerie
Quận 1 được người Paris tự hào là nơi mà khái niệm “nhà hàng” được sinh ra (từ “restaurant” chính là bắt nguồn từ tiếng Pháp). Nhà hàng lâu đời nhất có vào khoảng năm 1765 trên con phố Rue de Louvre – đây là nơi mà lần đầu tiên thực khách có thể gọi món từ một thực đơn, được ngồi trên những bàn riêng…
Đến khoảng những năm 1790 sau Cách mạng Pháp – khi Hoàng gia bị lật đổ – thì khái niệm “nhà hàng cao cấp” (restaurant gastronomique) đầu tiên ra đời: Tất cả người dân giờ đây đã có thể thưởng thức những món ăn tinh túy từ những đầu bếp trước kia vốn chỉ phục vụ giới thượng lưu.
Ngày nay, quận 1 là một trong những quận đắt đỏ và đông du khách nhất nên chi phí ăn uống tại đây khá cao và cũng nhiều “tourist traps”.
Dưới đây là một số địa chỉ uy tín:
- Angelina – Phòng trà lịch sử với kiến trúc belle-époque tuyệt đẹp, nổi tiếng với món bánh ngọt Mont-Blanc và sô-cô-la nóng. Nếu bạn không đủ kiên nhẫn để xếp hàng thì có thể thử quầy kem của họ ở phía ngoài, cũng rất ngon.
- Ẩm thực Pháp truyền thống: Le Grand Véfour (nhà hàng lịch sử từ thế kỉ 18 nơi Napoleon từng ăn); Au Pied de Cochon (brasserie từ 1947 mở tới 5h sáng tất cả các ngày trong tuần, không gian sôi động có thể hơi ồn ào), Bistrot Victoires (nhỏ nhắn ấm cúng); Le Petit Bouillon Pharamond (bình dân giá rẻ); Les Fines Gueules (nổi tiếng về rượu vang trong một căn nhà lịch sử thế kỉ 17 có mặt tiền được thiết kế bởi Versailles); La Poule au Pot (từ 1935)
- Ẩm thực Pháp hiện đại/fusion: Lai’Tcha (fusion Trung Hoa của đầu bếp Michelin)
- Món Việt: Phở Bánh Cuốn 14
- TTTM Les Halles với nhiều lựa chọn ăn nhanh, mua mang đi nếu không có nhiều thời gian
- Tiệm bánh mỳ/bánh ngọt Boulangerie BO&MIE Louvre-Rivoli (nhiều cơ sở)
- Món Tàu: Guli
- Bar: Juveniles, Le Willi’s Wine Bar, Ritz Bar (KS Ritz), Le Tout-Paris (rooftop KS Cheval Blanc, view sông Seine)
Quận 2 – Một Paris sành điệu và gần gũi - Montorgueil / Bourse / Sentier
Quận nhỏ nhất Paris lại là nơi mang đậm tính bản địa, với khu Montorgueil nhộn nhịp, những tiệm bánh huyền thoại như Stohrer từ năm 1730, và các hành lang mái vòm cổ kính như Galerie Vivienne hay Passage des Panoramas. Đây là nơi hòa quyện giữa hiện đại và hoài cổ, tạo nên một sức hút rất riêng.
Điểm đến của giới sành điệu với những nhà hát cổ điển, cửa hàng thực phẩm, nhà hàng và bar rượu vang cao cấp
Đi đâu – Xem gì?
- Rue Montorgueil và những con phố nhỏ xung quanh: Khu vực nửa đi bộ cổ kính rất được du khách ưa thích này có một số tiệm bánh ngon xuất sắc, và rất nhiều quán cà phê xinh xắn điển hình như trong “Emily in Paris”.
- Xung quanh Sở giao dịch chứng khoán cũ (Bourse) với những lối đi có mái che cổ kính như Galerie Vivienne và Passage des Panoramas.
- Sentier: khu vực thịnh hành với nhiều nhà hàng, quán bar, là nơi Mozart từng sinh sống (Maison Mozart tại 8 Rue du Sentier)
- Những nơi đáng tham quan khác: Vườn treo Oasis d’Aboukir, Thư viện quốc gia Bibliothèque Nationale de France – Richelieu, Tháp Jean-sans-Peur từ thế kỉ 15, đường Rue St Denis, Passage Bourg L’abbé, tòa nhà Félix Potin, con phố nhỏ nhất Paris Rue des Degrés, nhà hát Opera Comique
- Ẩm thực Pháp truyền thống: Grand Colbert (brasserie lịch sử trong Galerie Vivienne), Chez George’s
- Ẩm thực Pháp hiện đại: L’Apibo
- Ẩm thực Ý: Racines (chef đến từ Sardinia)
- Ẩm thực Việt: Mắm From Hanoï
- Ẩm thực Trung Hoa: Wokantine
- Ẩm thực Nhật: Rue Sainte-Anne – “Phố Nhật” của Paris nơi tập trung nhiều tiệm ramen và nhà hàng Nhật
- Bánh ngọt/ socola: Stohrer – tiệm bánh ngọt lâu đời nhất Paris từ 1730 nổi tiếng với Baba au rhum, Fou de Patisserie – nơi bạn có thể thử những loại bánh signature từ nhiều thương hiệu bánh ngọt nổi tiếng của Paris như bánh Mont Blanc của Angelina đã nhắc tới tại Quận 1 (không phải xếp hàng), Jade Genin; Shinya Pain (phải thử bánh mỳ từ bột khorasan)
- Quán bar: Harry’s New York Bar (bar lịch sử), Sequoia Rooftop Bar, Danico Cocktail bar, Experimental Cocktail Club, Le Comptoir et les Caves Legrand, Le Willi’s Wine Bar, Apero Square (wine bar)
Bật mí để như người bản địa : Tại Paris nói riêng và nước Pháp nói chung, nếu bạn muốn trải nghiệm ẩm thực tại các nhà hàng phân khúc trung cấp – cao cấp với mức giá tốt nhất thì hãy chọn ăn trưa vào các ngày thường. Các set lunch (tiếng Pháp là “menu à midi/ menu du jour”) khi đó thường sẽ chỉ ở mức 20-30euro/người với 2-3 course, rẻ hơn nhiều so với buổi tối. Nên đặt bàn trước – hầu hết nhà hàng tại Pháp ngày nay đều có hệ thống đặt bàn online rất tiện lợi.
PHẦN TIẾP THEO ....
Tác giả : Dân Chơi 7777