Vào lúc 9h25 sáng ngày 21/3, trên sàn giao dịch OKX, giá đồng tiền ảo Pi đã giảm xuống còn 0,95 USD/Pi, chính thức mất mốc 1 USD/Pi sau một thời gian dài liên tục lao dốc.
So với mức giá khi đồng Pi lần đầu được niêm yết vào ngày 20/2 là 2 USD/Pi, hiện tại Pi đã giảm hơn 50% giá trị.
Sự giảm giá mạnh của đồng Pi không theo kỳ vọng, khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về khả năng mất đi khoản đầu tư lớn, lên tới hàng trăm triệu đồng.
Anh Nguyễn Thành (Hà Nội) chia sẻ rằng anh đã mua Pi ngay sau khi đồng tiền này được lên sàn, với mức giá 1,7 USD/Pi. Anh hy vọng đây là mức giá hợp lý và sẽ tăng trong những ngày tới, vì thời gian đầu, Pi thu hút khá nhiều sự quan tâm.
"Tuy nhiên, những tính toán của tôi có vẻ sai. Đồng Pi lên sàn với giá 2 USD rồi giảm xuống, dao động ở mức 1,5 - 1,8 USD/Pi. Không rõ vì sao, những ngày gần đây giá Pi lại giảm mạnh và chỉ còn trên mốc 1 USD/Pi, khiến tôi rất lo lắng. Điều đáng ngại hơn là vào ngày 21/3, giá đã mất mốc 1 USD và có thể tiếp tục giảm. Tôi đang đối mặt với nguy cơ mất cả trăm triệu đồng", anh Thành chia sẻ với vẻ buồn bã.
Trên các diễn đàn và nhóm mạng xã hội về Pi, nhiều người bày tỏ sự thất vọng vì giá đồng tiền này giảm mạnh. "Họ bảo giá sẽ lên sau khi xác minh (KYC) nhưng mãi không thấy lên, thậm chí còn giảm mạnh thế này. Đầu tư vào Pi đau tim quá", tài khoản Linh Duyên viết.
Trong khi đó, để cứu vãn tình hình, nhiều người kêu gọi nhau tiếp tục gom Pi vào, hy vọng đẩy giá đồng tiền này lên. "Pi đang ở mức thấp, là cơ hội tốt để gom Pi vào ví. Mọi người cùng nhau mua vào, tăng lượng mua thì giá Pi cũng sẽ tăng. Anh em đừng dao động lúc này", tài khoản Nguyễn Xuân Sơn viết.
Trước đó, một số người cho biết họ đã mất một số lượng lớn Pi sau khi không kịp thực hiện xác minh danh tính (KYC) theo yêu cầu của Pi Network.
Theo thông báo của Pi Network, trước 15h ngày 14/3, tất cả người tham gia đào Pi phải hoàn tất xác minh danh tính, nếu không số Pi không xác minh sẽ bị xóa bỏ, đồng nghĩa với việc người chơi sẽ mất trắng.
Pi Network phân loại Pi thành ba loại với các màu sắc khác nhau: Pi hồng (Pi chưa chuyển mainnet), Pi tím (Pi đã chuyển mainnet và có thể giao dịch trên sàn), và Pi vàng (Pi nhận được từ việc đào chung với người khác). Sau thời gian này, nhiều nhà đầu tư cho biết họ đã mất đi một lượng Pi lớn tích lũy trong nhiều năm.
"Chăm chỉ đào suốt 5 năm và tích cóp được hơn 3.000 Pi, nhưng sau khi xác minh KYC, chỉ còn lại 120 Pi đủ điều kiện giao dịch. Tôi vô cùng thất vọng với cách điều hành của hệ thống này", tài khoản Dương Minh chia sẻ.
Trước đó, ông Nguyễn Anh Dũng, chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản FIDT, nhận định về sự "bùng nổ" của Pi Network, cho rằng đồng tiền ảo này không có giá trị nội tại, vì nó được khai thác miễn phí và chịu sự điều phối của đội ngũ quản lý phía sau.
Theo ông Dũng, việc đầu tư vào tiền ảo giống như một hình thức đầu cơ, nơi nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ lên để bán lấy lãi. Tuy nhiên, việc giá trị của tiền ảo tăng lên từ đâu vẫn là câu hỏi không có lời giải rõ ràng.
Ông Dũng phân tích, khác với các hình thức đầu tư tài chính khác, nhà đầu tư có thể dựa vào các yếu tố thị trường để dự đoán sự biến động, trong khi tiền ảo hầu như chưa được công nhận bởi hầu hết các quốc gia, khiến việc đầu tư vào loại hình này rất dễ mất thanh khoản.
Với tư cách là chuyên gia tài chính cá nhân, ông Dũng khuyến cáo các nhà đầu tư cần phải thận trọng khi đầu tư vào Pi, nhất là khi đồng tiền này đang rớt giá mạnh. Ông cũng lưu ý rằng hiện tại, người dùng chỉ có thể mua Pi trên sàn OKX theo hình thức đặt trước, và không thể bán Pi mà chỉ có thể mua vào.
"Trước đây, người dùng có thể kiếm Pi miễn phí bằng điện thoại thông minh. Sau nhiều năm tích cóp, khi tiền được lên sàn, hiện tượng bán tháo đã xảy ra. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào bán thành công Pi trên sàn giao dịch. Một số người tìm đến các kênh thu gom trên thị trường chợ đen để kiếm lời. Dù có thể mang lại lợi nhuận ngắn hạn cho những người bán ra, nhưng đối với nhà đầu tư có ý định giữ Pi lâu dài, rủi ro là rất cao", ông Dũng nhấn mạnh.
Tác giả : Dân Chơi 777
So với mức giá khi đồng Pi lần đầu được niêm yết vào ngày 20/2 là 2 USD/Pi, hiện tại Pi đã giảm hơn 50% giá trị.
Sự giảm giá mạnh của đồng Pi không theo kỳ vọng, khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về khả năng mất đi khoản đầu tư lớn, lên tới hàng trăm triệu đồng.
Anh Nguyễn Thành (Hà Nội) chia sẻ rằng anh đã mua Pi ngay sau khi đồng tiền này được lên sàn, với mức giá 1,7 USD/Pi. Anh hy vọng đây là mức giá hợp lý và sẽ tăng trong những ngày tới, vì thời gian đầu, Pi thu hút khá nhiều sự quan tâm.
"Tuy nhiên, những tính toán của tôi có vẻ sai. Đồng Pi lên sàn với giá 2 USD rồi giảm xuống, dao động ở mức 1,5 - 1,8 USD/Pi. Không rõ vì sao, những ngày gần đây giá Pi lại giảm mạnh và chỉ còn trên mốc 1 USD/Pi, khiến tôi rất lo lắng. Điều đáng ngại hơn là vào ngày 21/3, giá đã mất mốc 1 USD và có thể tiếp tục giảm. Tôi đang đối mặt với nguy cơ mất cả trăm triệu đồng", anh Thành chia sẻ với vẻ buồn bã.
Trên các diễn đàn và nhóm mạng xã hội về Pi, nhiều người bày tỏ sự thất vọng vì giá đồng tiền này giảm mạnh. "Họ bảo giá sẽ lên sau khi xác minh (KYC) nhưng mãi không thấy lên, thậm chí còn giảm mạnh thế này. Đầu tư vào Pi đau tim quá", tài khoản Linh Duyên viết.
Trong khi đó, để cứu vãn tình hình, nhiều người kêu gọi nhau tiếp tục gom Pi vào, hy vọng đẩy giá đồng tiền này lên. "Pi đang ở mức thấp, là cơ hội tốt để gom Pi vào ví. Mọi người cùng nhau mua vào, tăng lượng mua thì giá Pi cũng sẽ tăng. Anh em đừng dao động lúc này", tài khoản Nguyễn Xuân Sơn viết.
Trước đó, một số người cho biết họ đã mất một số lượng lớn Pi sau khi không kịp thực hiện xác minh danh tính (KYC) theo yêu cầu của Pi Network.
Theo thông báo của Pi Network, trước 15h ngày 14/3, tất cả người tham gia đào Pi phải hoàn tất xác minh danh tính, nếu không số Pi không xác minh sẽ bị xóa bỏ, đồng nghĩa với việc người chơi sẽ mất trắng.
Pi Network phân loại Pi thành ba loại với các màu sắc khác nhau: Pi hồng (Pi chưa chuyển mainnet), Pi tím (Pi đã chuyển mainnet và có thể giao dịch trên sàn), và Pi vàng (Pi nhận được từ việc đào chung với người khác). Sau thời gian này, nhiều nhà đầu tư cho biết họ đã mất đi một lượng Pi lớn tích lũy trong nhiều năm.
"Chăm chỉ đào suốt 5 năm và tích cóp được hơn 3.000 Pi, nhưng sau khi xác minh KYC, chỉ còn lại 120 Pi đủ điều kiện giao dịch. Tôi vô cùng thất vọng với cách điều hành của hệ thống này", tài khoản Dương Minh chia sẻ.
Trước đó, ông Nguyễn Anh Dũng, chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản FIDT, nhận định về sự "bùng nổ" của Pi Network, cho rằng đồng tiền ảo này không có giá trị nội tại, vì nó được khai thác miễn phí và chịu sự điều phối của đội ngũ quản lý phía sau.
Theo ông Dũng, việc đầu tư vào tiền ảo giống như một hình thức đầu cơ, nơi nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ lên để bán lấy lãi. Tuy nhiên, việc giá trị của tiền ảo tăng lên từ đâu vẫn là câu hỏi không có lời giải rõ ràng.
Ông Dũng phân tích, khác với các hình thức đầu tư tài chính khác, nhà đầu tư có thể dựa vào các yếu tố thị trường để dự đoán sự biến động, trong khi tiền ảo hầu như chưa được công nhận bởi hầu hết các quốc gia, khiến việc đầu tư vào loại hình này rất dễ mất thanh khoản.
Với tư cách là chuyên gia tài chính cá nhân, ông Dũng khuyến cáo các nhà đầu tư cần phải thận trọng khi đầu tư vào Pi, nhất là khi đồng tiền này đang rớt giá mạnh. Ông cũng lưu ý rằng hiện tại, người dùng chỉ có thể mua Pi trên sàn OKX theo hình thức đặt trước, và không thể bán Pi mà chỉ có thể mua vào.
"Trước đây, người dùng có thể kiếm Pi miễn phí bằng điện thoại thông minh. Sau nhiều năm tích cóp, khi tiền được lên sàn, hiện tượng bán tháo đã xảy ra. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào bán thành công Pi trên sàn giao dịch. Một số người tìm đến các kênh thu gom trên thị trường chợ đen để kiếm lời. Dù có thể mang lại lợi nhuận ngắn hạn cho những người bán ra, nhưng đối với nhà đầu tư có ý định giữ Pi lâu dài, rủi ro là rất cao", ông Dũng nhấn mạnh.
Tác giả : Dân Chơi 777